Logo

Đặc tính sinh trưởng của cây mít:

Thân thẳng, tán nhọn dạng cây không lớn hoặc nhỏ quá. Cây có bộ rễ chắc, ít bị đỗ ngã và ít bệnh tật. Gỗ cây mít từ 50 năm có giá trị cao trong việc sử dụng đóng đồ mộc.Thân cây mít có vỏ mịn, màu xanh nâu, lá dày to màu xanh, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có gân nổi nhám. Cây mít có tính thích ứng mạnh, có thể sống và phát triển ở những vùng có nhiệt độ thấp trung bình từ 18-20oC. Thời gian cho trái hầu như quanh năm, có khả năng ép cho ra trái rất dễ. Sản lượng trái rất nhiều, có thể cho khoảng 100 trái/năm.

Đặc tính của trái:

Trong những năm đầu (khoảng năm thứ 4), trái có trọng lượng trung bình là 10 kg/trái, những năm tiếp theo sau cây lớn thì trái sẽ lớn theo từ 10-20kg, trái có dạng bầu hơi dài, gai nhỏ đồng đều.

Tỷ lệ thịt trái từ 45% đến 50% của trái, số múi là 13-18 múi/kg. Thịt trái màu vàng khô, có độ ngọt vừa phải từ 18-24 độ Brix, tỷ lệ bột trong thịt trái vừa phải, đường trong thịt trái không quá nhiều. Thịt của trái khô, giòn, dai, ít nước, có thể sử dụng trong công nghệ chế biến ở dạng chiên, đóng gói hoặc ăn tươi rất ngon, ít ngán.

Thời gian từ khi trổ bông đến khi thu hoạch trái khoảng 110 – 120 ngày.

 Tỉa trái theo tuổi cây:

 Do cây cho trái nhiều, mỗi cây trên 100 trái/năm, nếu không tỉa bỏ bớt sẽ ảnh hưởng đến cây như làm gãy nhánh, trái bị méo mó, sâu bệnh, … Việc tỉa bỏ bớt trái là điều cần thiết và chỉ chừa lại những trái đẹp và số lượng trái chứa theo năm trồng của cây như sau:

  • Năm thứ 2 sau trồng có trái, tỉa bỏ để lại 5 trái/cây trong 1 vụ.
  • Năm thứ 3 sau trồng có trái, để lại 20 trái/cây trong 1 vụ.
  • Năm thứ 4 sau trồng có trái, để lại 16 trái/cây trong 1 vụ.
  • Năm thứ 5 sau trồng có trái, để lại 40 trái/cây trong 1 vụ.
  • Những năm tiếp theo sau đó chỉ nên để lại số lượng từ 50_60 trái/cây.

Đất trồng và chế độ phân bón:

Đất trồng: Cây mít được trồng trên nhiều loại chân đất khác nhau, tuy nhiên khi chọn đất để tiến hành trồng phải chọn đất không quá xấu, đất càng màu mở càng tốt. Cây mít có thể sống được trên những vùng có nhiệt độ từ 18-20oC, không chịu ngập úng nhưng cần đủ nguồn nước tưới cho cây khi mang trái, có như vậy trái mít mới đủ lớn, đạt chất lượng và độ đồng đều cao.

Chế độ phân bón: Phân bón cho cây mít phải cân đối tỷ lệ NPK và áp dụng cách bón như sau:

  • Năm đầu bón phân NPK theo tỷ lệ 2:1:1 (0,5 kg/gốc, chia làm 4 lần/năm).
  • Năm thứ 2: bón phân NPK theo tỷ lệ 2:2:2 (1-1,5 kg/gốc, chia làm 4 lần/năm).
  • Năm thứ 3-6: bón phân NPK theo tỷ lệ 2:2:3 (tăng dần từ 2-5 kg/gốc/năm, chia làm 2-3 lần/năm).
  • Năm thứ 7 và sau này tăng lên 6 kg/gốc, chia làm 2-3 lần bón trong năm.
  • Mỗi năm nên bón bổ sung thêm phân gà hoai mục cho cây mít 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa,mỗi lần 1_2 bao.Phân gà sẽ làm sản phẩm có chất lượng hơn (múi vàng và ngọt đậm đà).

Kỹ thuật trồng

 1. Mật độ trồng

Cây mít là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển, kháng sâu bệnh, mật độ trồng thích hợp nhất khoảng 200 cây/ha. Khoảng cách trồng có thể theo 8x6m (cây cách cây 8m, hàng cách hàng 6 m),thông thường thương lái vào vườn mua mít chỉ chọn trái rồi cắt và để dưới gốc cho ráo mủ,chủ vườn có nhiệm vụ vận chuyển ra bãi và kiểm tra,cân ký,thu tiền,do vậy khi trồng cẩn để hàng rộng 6x8m để dùng xe thô sơ hoặc cơ giới vận chuyển sản phẩm ra vì trái mít rất nặng,khi mang vác sẽ làm hư sàn phẩm.

2. Kích thước hố đào: hố đào thích hợp 60x60x60cm (ngang 60cm, dài 60cm, sâu 60 cm).

3. Bón lót hố trồng:

Bỏ xuống đáy lỗ 1kg vôi (không trộn với đất phân). Bón lót trước khi trồng trước 15 ngày bằng các loại phân hữu cơ hoai mục: phân gà, heo, trâu, bò, … và các loại phân hữu cơ vi sinh khác,khi trồng phải bóc bao nylon và trồng mặt bầu bằng mặt đất. Sau khi trồng trong thời gian từ 1 tháng trở lên tiến hành làm cỏ cho cây và bón phân NPK theo tỷ lệ nêu trên, bón xa gốc 20cm trở lên, lấp đất lại tránh để phân bị bốc hơi. Có thể chia phân ra nhiều lần để bón cho cây,mỗi năm tiến hành làm cỏ từ 3 lần trở lên. Cắt bỏ chồi rừng và chỉ để 1 chồi ghép chính. Dùng rơm rạ,lá khô phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây sau trồng.

Tóm lại cây mít có thể nói là cây xoá đói giảm nghèo, là cây của người nghèo vì chúng rất dễ trồng, ít sáu bệnh, thời gian cho trái sớm nếu dùng giống cây ghép, đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, chi phí đầu tư ít.

Kỹ thuật sản xuất mít Viên Linh :

Thời gian chăm sóc cây:

Vào đầu mùa mưa khoảng cuối tháng 5,cắt bỏ toàn bộ trái,tỉa cắt cành khô,sâu bệnh,bón phân hữu cơ (phân gà) kết hợp phân vô cơ,xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh,mít trồng gần vườn cao su hay bị bệnh mốc hồng. Thời gian chăm sóc dưỡng cây không để trái vì mùa mưa múi mít bị nhạt và bị các loại trái cây khác cạnh tranh nên giá thành thấp và để cây mang trái trong tháng 9.

Thời gian để trái kinh doanh và chăm sóc để có được sàn phẩm xuất khẩu nhiều :

Khoảng giữa tháng 9 vào thêm 1 lần phân gà nữa và tưới nhiều nước để ép ra bông. Sau khi ra trái tiến hành cắt tỉa các trái đèo đọt,chùm nhiều trái cắt bỏ chỉ để khoảng 1-2 trái đẹp mà thôi. Trong thời gian này là mùa nắng nên tưới dậm thêm để cho trái mít to,tròn,đẹp và mau lớn. Khoàng 100 ngày sau là mít gần đến thời gian thu hoạch.

Khoảng cuối tháng 5 bắt đầu chế độ chăm sóc cây chuẩn bị cho vụ sản xuất tới.

Thời kỳ tháng 11_ tháng 5 thường thì giá mít rất cao vì mùa này không mưa,mit sẽ ngon ngọt hơn và không bị trái cây khác cạng tranh. Mùa này mít Viên Linh thường được thương lái mua đem ra các tỉnh phía Bắc và xuất qua Trung Quốc,tại Trung Quốc mít được sơ chế bán tại nội địa và xuất khẩu qua các nước Đông Nam Á,Hàn Quốc,Nhật Bàn...nhu cầu mỗi tăng cao.

Một số vườn mít Viên Linh nằm gần vùng trồng cây cao su thường hay bị nhiễm bệnh mốc hồng ,một số vườn cây khai thác qúa sức(để quá nhiều trái) nên cây không còn sức để đề kháng với các loại virut phá hoại,mưa nhiều làm úng rễ nên hay bị vàng lá toàn thân rồi rụng lá và chết cây,bệnh sơ đen của trái mít làm thiệt hại về kinh tế cho các nhà vườn(trái không bán được),do vậy phải phòng ngừa và chữa trị.

Không để vườn mít bị ngập úng nước,nên đào mương thoát nước.

Tăng nguồn phân chuồng oai mục cho cây mít.

Phun xịt dung dịch Bordeaux 5% để phòng bệnh và trị bệnh,nên phun lên toàn cây,cả trong tán cây,thân,cành . Dùng cây nhọn đâm xung quanh gốc thành lỗ rồi tưới dung dịch Bordeaux lên rất hiệu quả.

Nhà vườn có thể mua nguyên liệu về tự pha.Cách pha dung dịch Bordeaux 5%

Dụng cụ để pha chế ; xô nhựa hoặc chậu nhựa,que khuấy trộn(bằng tre hoặc gỗ),cân,đo lường,lưới lọc inox.

Nguyên liệu :

1kg Sunfat đồng (CUSO 4)
1kg vôi bột (5H2O)
15 lit nước sạch.

Cách pha :

Hòa tan 1kg sulfat đồng với 5 lit nước,sau đó lọc để loại bỏ tạp chất.

Hỏa tan 1kg vôi bột với 10 lit nước sạch,sau đó lọc để loại bỏ tạp chất.

Sau khi đã lọc sạch tạp chất,đổ dung dịch sulfat đồng vào dung dịch vôi và khuấy đều theo chiều kim đồng hồ.

Sau khi pha xong,dung dịch sẽ có màu xanh dương và chậm kết tủa.

Nên sử dụng ngay sau khi pha vì dung dịch dễ bị phân hủy nếu để lâu,chỉ để trong ngày.

Cần cân đong cho chính xác để dung dịch đạt yêu cầu.

Share with friends